1. Phải làm gì khi trong vùng không có tín hiệu mạng?
TRẢ LỜI:
Trong trường hợp khách quan, khi người kinh doanh không thể đảm bảo được việc kết nối mạng internet tương thích đủ để việc kinh doanh không bị cản trở hoặc thậm chí bị vô hiệu hóa hoàn toàn, thì người kinh doanh có thể yêu cầu được miễn nghĩa vụ lưu trữ doanh thu. Khi được miễn, người kinh doanh sẽ lưu trữ doanh thu ở Chế độ đơn giản (chế độ off-line), có nghĩa là người kinh doanh phải gửi thông tin về doanh thu lưu trữ cho Cơ quan quản lý thuế chậm nhất trong vòng 5 ngày từ khi thực hiện doanh thu lưu trữ (xem luật Điều § 10 – 11 và Điều § 23).
2. Nghĩa vụ lưu trữ ở CHẾ ĐỘ ĐƠN GIẢN có nghĩa là gì?
TRẢ LỜI:
Khi thực hiện nghĩa vụ lưu trữ ở chế độ đơn giản (§ 23), thủ tục tiến hành tương tự như khi thực hiện nghĩa vụ lưu trữ ở chế độ thông thường với sự khác biệt là người nộp thuế:
a) không phải gửi ngay lập tức số liệu doanh thu lưu trữ tại thời điểm thực hiện doanh thu lưu trữ; tuy nhiên những số liệu này bắt buộc phải gửi chậm nhất trong vòng 5 ngày tính từ thời điểm thực hiện doanh thu lưu trữ và
b) không phải ghi mã số xác định tài chính trên hóa đơn bán hàng cấp cho khách hàng.
Để có thể hoạt động theo chế độ đơn giản (off-line), người nộp thuế phải yêu cầu Cơ quan quản lý thuế cấp giấy phép cho phép thực hiện nghĩa vụ lưu trữ ở chế độ đơn giản (Điều § 11).3. Phải làm gì khi mất kết nối với máy chủ EET?
TRẢ LỜI:
Nếu trong quá trình lưu trữ doanh thu xẩy ra sự cố thiết bị thu ngân, mất tạm thời kết nối internet hoặc điện, hoặc giả có hiện tượng vượt quá giới hạn thời gian phản hồi (tức là thời gian từ khi gửi số liệu doanh thu lưu trữ từ thiết bị đầu cuối của người nộp thuế đến khi nhận lại được mã số xác định tài chính hóa đơn bán hàng trên thiết bị đầu cuối của người nộp thuế, theo luật quy định tối thiểu là 2 giây), người nộp thuế:
- không phải ghi mã số xác định tài chính trên hóa đơn cấp cho khách hàng. Khi người nộp thuế không có trách nhiệm ghi mã số xác định tài chính trên hóa đơn cấp cho khách hàng, người nộp thuế phải ghi mã số chữ ký của mình trên hóa đơn cấp cho khách hàng,
- không phải gửi ngay lập tức số liệu doanh thu lưu trữ tại thời điểm thực hiện doanh thu; tuy nhiên những số liệu này bắt buộc phải gửi ngay lập tức sau khi đã khắc phục được nguyên nhân gây ra hiện tượng vượt quá giới hạn thời gian phản hồi, tuy nhiên chậm nhất trong vòng 48 giờ từ khi thực hiện doanh thu.
- Giải pháp phần mềm – thiết bị thu ngân sẽ tự động kết nối ngay khi kết nối được hồi phục, và gửi đi số liệu của tất cả doanh thu đã được thực hiện trong khoảng thời gian chậm trễ kéo dài này.
Trong trường hợp vì sự cố tương đối lớn ở phía người nộp thuế (thí dụ như hỏng thiết bị thu ngân không thể sửa chữa trong vòng 2 ngày), thì người nộp thuế có trách nhiệm thông báo chi tiết nhất có thể cho Cơ quan quản lý thuế biết, hoặc chứng minh mình đã làm hết khả năng có thể, để biện hộ cho việc vi phạm trách nhiệm pháp luật (cụ thể hơn tại Điều § 30 khoản 3).
4. Tôi phải lưu trữ dữ liệu dưới dạng chứng từ điện tử cũng như dưới dạng chứng từ kế toán thông thường (cuộn giấy kiểm tra in từ máy tính tiền)?
TRẢ LỜI:
Luật không đưa thêm bất kỳ một nghĩa vụ mới nào về việc lưu trữ dữ liệu ngoài khuôn khổ những quy định pháp luật hiện hành.
5. Mỗi nhân viên tính tiền tại điểm hoạt động phải có mã số nhận dạng riêng hay tất cả đều đưa về mã số của chủ nhân điểm hoạt động, hoặc của người nộp thuế đã đăng ký?
TRẢ LỜI:
Luật không nói đến việc cần phải nhận dạng nhân viên phục vụ thiết bị thu ngân đầu cuối (thí dụ nhân công), tất nhiên khi nhân viên này không phải chính là người nộp thuế có nghĩa vụ lưu trữ doanh thu.
6. TÔI PHẢI GỬI NHỮNG SỐ LIỆU NÀO cho Cơ quan quản lý thuế
TRẢ LỜI:
Những dữ liệu về doanh thu lưu trữ gửi đi trong bản tin dữ liệu là:
- Mã số thuế của người nộp thuế
- Ký kiệu cửa hàng hoạt động nơi thực hiện doanh thu
- Ký hiệu thiết bị thu ngân thực hiện lưu trữ doanh thu
- số thứ tự biên lai
- ngày và thời gian nhận doanh thu hoặc lập biên lai, nếu biên lai đã được in trước đó,
- tổng doanh thu
- mã số bảo mật của người nộp thuế,
- mã số chữ ký của người nộp thuế
- dữ liệu xác đinh doanh thu được lưu trữ ở chế độ thông thường hay chế độ đơn giản.
Những dữ liệu về doanh thu lưu trữ gửi đi trong bản tin dữ liệu cũng gồm có:
- tổng số tiền thanh toán cho việc thanh khoản tiếp theo sau đó,
- tổng số tiền thanh toán cho việc thanh khoản tiếp theo sau đó hoặc quyết toán thanh toán,
- Mã số thuế của người nộp thuế khi ủy thác việc lưu trữ doanh thu này cho người nộp thuế thực hiện lưu trữ doanh thu,
- Số tiền doanh thu trước thuế GTGT và thuế theo thuế suất thuế GTGT,
- Tổng doanh thu trong chế độ thuế GTGT đối với dịch vụ du lịch,
7. CHỨNG THỰC là gì và chứng thực như thế nào?
TRẢ LỜI:
Đơn vị nộp thuế thu nhập cá nhân hoặc pháp nhân, trong hoạt động kinh doanh của mình có thu nhận doanh thu lưu trữ, trước khi thu nhận doanh thu lưu trữ lần đầu tiên, có nghĩa vụ phải nộp đơn yêu cầu cấp Số liệu chứng thực. Việc này có thể yêu cầu trực tiếp bằng lời ghi nhận vào biên bản tại bất kỳ Cơ quan quản lý thuế nào phụ trách việc này thông qua cổng thông tin điện tử của Cơ quan quản lý thuế nhờ Hộp thư dữ liệu có kèm xác minh danh tính của người này bằng cách đăng nhập vào hộp thư dữ liệu của người này.
Nếu đơn vị nộp thuế yêu cầu cấp số liệu chứng thực qua cổng thông tin điện tử của Cơ quan quản lý thuế nhờ những dữ liệu đăng nhập vào Hộp thư dữ liệu (theo định dạng và cấu trúc do Cơ quan quản lý thuế quy định), Cơ quan quản lý thuế sẽ cấp số liệu chứng thực cho người nộp thuế không trì hoãn bất cần thiết – thông qua hộp thư dữ liệu này. Nếu Đơn vị nộp thuế nộp đơn yêu cầu cấp số liệu chứng thực trực tiếp trong biên bản ghi nhận (tại Cơ quan quản lý thuế), Cơ quan quản lý thuế sẽ cấp ngay tại chỗ số liệu chứng thực trong quá trình làm việc .
Sau khi kích hoạt tài khoản cổng thông tin của người nộp thuế thì có thể tạo ra những chứng chỉ và dùng chúng để cài đặt vào thiết bị thu ngân và phục vụ cho việc xác định danh tính của người nộp thuế lập doanh thu lưu trữ, hoặc của điểm hoạt động hoặc của thiết bị thu ngân cụ thể của người nộp thuế (số lượng chứng chỉ phụ thuộc vào quyết định của người nộp thuế, cụ thể người nộp thuế muốn quản lý doanh thu lưu trữ của mình ở mức độ nào – doanh thu cho toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình, cho từng điểm hoạt động, hoặc thậm chí cho từng điểm thu ngân để tiện cho việc theo dõi và bảo mật sau này).
Việc xin chứng thực có thể nên tiến hành làm trước (theo luật đã thông qua thì có thể yêu cầu cấp số liệu chứng thực từ ngày đầu tiên của tháng thứ năm sau ngày công bố Luật về lưu trữ doanh thu, xác xuất khoảng từ 01. 08. 2016), để người nộp thuế có thể tránh được phức tạp khi hệ thống có tiềm năng bị quá tải cũng như tránh được rủi ro, khi đến ngày áp dụng hệ thống e-doanh thu (EET), người nộp thuế vẫn chưa nhận được chứng thực.8. Phải làm gì khi có thu nhập không thường xuyên (ví dụ như từ việc bán táo vườn)?
TRẢ LỜI:
Thu nhập không thường xuyên không thuộc doanh thu lưu trữ. Doanh thu lưu trữ bao gồm:
1. Đối với người nộp thuế thu nhập cá nhân chỉ gồm những thanh toán thu được từ hoạt động kinh doanh cá thể, ngoại trừ những thu nhập sau đây:
- thu nhập không chịu thuế thu nhập,
- thu nhập không thường xuyên khi xét theo quan điểm doanh thu nhận hoặc
- thu nhập chịu thuế trích lương theo thuế suất đặc biệt, hoặc
2. Đối với đơn vị nộp thuế thu nhập pháp nhân chỉ gồm những thanh toán thu được từ hoạt động kinh doanh, ngoại trừ những thu nhập sau đây:
- thu nhập không chịu thuế thu nhập,
- thu nhập không thường xuyên khi xét theo quan điểm doanh thu nhận
- thu nhập chịu thuế trích lương theo thuế suất đặc biệt
- thu nhập chịu thuế theo mức tính thuế độc lập
9. MÃ SỐ BẢO MẬT của người nộp thuế là gì?
TRẢ LỜI:
Mã số bảo mật của người nộp thuế, do người nộp thuế tạo ra, để chứng minh rõ ràng mối liên kết giữa người nộp thuế và biên lai bán hàng; Bộ Tài chính sẽ đưa ra Nghị quyết để quy định phương pháp tạo mã số bảo mật (Nghị quyết kèm theo Luật về lưu trữ doanh thu, tuy nhiên Nghị quyết này chưa hoàn tất).
10. MÃ SỐ XÁC ĐỊNH TÀI CHÍNH là gì?
TRẢ LỜI:
Đây là mã số xác định rõ ràng, do hệ thống của Cơ quan quản lý thuế tạo ra nhằm xác nhận việc lưu trữ doanh thu trên cơ sở bản tin dữ liệu của người nộp thuế. Đây là một mã số, do máy chủ của Cơ quan quản lý thuế tạo ra ngay sau khi bạn gửi bản tin dữ liệu về việc tiếp nhận thanh toán. Thông thường bạn sẽ nhận được mã số này trong vòng 2 giây sau khi gửi số liệu về thanh toán tiếp nhận, và mã số này sẽ được in trong hóa đơn bán hàng mà bạn cung cấp ngay cho khách hàng.
11. Phải làm gì khi tôi nhầm lẫn trên máy tính tiền và tôi cần phải HỦY?
TRẢ LỜI:
Một cách đơn giản, thông tin về việc hủy thanh toán bạn gửi về hệ thống của Cơ quan quản lý thuế bằng phương pháp giống như khi bạn gửi thông tin về doanh thu, chỉ có điều thông tin sẽ mang số liệu âm để trừ đi – nói một cách dễ hiểu, hủy thanh toán là điều có thể.
12. Nếu như kết nối mạng với Cơ quan quản lý thuế không hoạt động, khách hàng sẽ không nhận được hóa đơn mua hàng?
TRẢ LỜI:
Không bao giờ – nếu như kết nối mạng không hoạt động vì những lý do khác nhau, người bán hàng lập cho khách hàng hóa đơn không có mã số xác định tài chính. Tuy nhiên người bán hàng có nghĩa vụ ghi mã số chữ ký của mình trên phiếu thanh toán. Người bán hàng phải gửi dữ liệu lên Cơ quan quản lý thuế không trì hoãn ngay sau khi nguyên nhân mất kết nối được khắc phục, chậm nhất trong vòng 48 giờ từ khi thực hiện doanh thu. Hệ thống có khả năng tự động gửi dữ liệu doanh thu ngay sau khi hồi phục kết nối.
13. Nghề cắt may cũng thuộc đối tượng của EET?
TRẢ LỜI:
Đối với những câu hỏi loại này, người đặt câu hỏi cần phải định hướng rõ hơn để biết thêm về những mã số trong bảng phân nhóm hoạt động kinh tế NACE, những mã số này quy định ai sẽ là đối tượng phải lưu trữ doanh thu theo từng giai đoạn áp dụng EET, Theo Điều § 37 khoản 1 điểm c) thì nghề cắt may sẽ rơi vào giai đoạn thứ tư, có nghĩa với xác xuất khả thi nhất là từ ngày 01.05.2018.
14. Lưu trữ điện tử doanh thu có liên quan đến những cơ sở nhỏ đang không phải là người nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT – tiếng séc DPH)?
TRẢ LỜI:
Trong trường hợp này cần lưu ý rằng, việc nộp thuế giá trị gia tăng không quyết định về việc áp dụng hay không chế độ của Luật về lưu trữ doanh thu. Đối tượng liên quan đến nghĩa vụ được tính theo Luật về lưu trữ doanh thu, là người nộp thuế thu nhập cá nhân và đơn vị nộp thuế thu nhập pháp nhân. Chủ thể của việc lưu trữ doanh thu là những doanh thu lưu trữ của người nộp thuế - nói chung là doanh thu dưới hình thức tiền mặt, thanh toán bằng thẻ tín dụng, chi phiếu, hối phiếu hoặc các phương tiện thanh toán tương tự. Doanh thu lưu trữ của người nộp thuế thu nhập luôn luôn chỉ gồm thu nhập không phải là thu nhập không thường xuyên.
15. Tôi có quầy bán bánh ngọt tại các chợ, hội chợ và lễ hội. Có cần phải lưu trữ doanh thu hay không?
TRẢ LỜI:
Theo triết lý của luật thì thấy rằng, hoạt động bán hàng ở các quầy là hoạt động kinh doanh có hệ thống nhằm mục đích đạt lợi nhuận trong lĩnh vực bán lẻ, thuộc đối tượng áp dụng luật và không thể đưa ra ngoại lệ chỉ trên cơ sở do địa điểm bán hàng thay đổi. Ngoại lệ trong trường hợp bán không thường xuyên sản phẩm tự sản xuất ví dụ như: rau củ quả v.v…, bởi vì đây không thuộc thu nhập từ kinh doanh.
Liên quan đến câu hỏi này là những câu hỏi tương tự: „Làm thế nào để kết nối mạng ở những chợ nông sản?“
Để kết nối mạng trong phạm vi e-doanh thu (EET) chỉ cần máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh. Nếu như kết nối mạng không hoạt động, người kinh doanh có thể in cho khách hàng hóa đơn không có mã số xác định tài chính do Cơ quan quản lý thuế cấp. Tuy nhiên người bán hàng phải gửi dữ liệu lên Cơ quan quản lý thuế, không trì hoãn ngay sau khi nguyên nhân mất kết nối được khắc phục, chậm nhất trong vòng 48 giờ từ khi thực hiện doanh thu.
16. Trong cửa hàng nhỏ của chúng tôi, một phần doanh thu có được từ bán hàng trực tiếp trong cửa hàng, một phần doanh thu từ bán qua mạng và từ phân phối bán sỉ. EET có liên quan tới chúng tôi không?
TRẢ LỜI:
Chế độ lưu trữ doanh thu sẽ liên quan đến cả việc bán hàng qua mạng cũng như các hình thức bán hàng chuyển phát bưu phẩm khác, mỗi khi có doanh thu dưới một trong những hình thức đã được pháp luật quy định – đặc biệt như thanh toán dưới hình thức tiền mặt, hoặc thẻ tín dụng. Như vậy có thể liên quan tới cả việc bán hàng thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh, khi việc thanh toán được thực hiện ngay tại chỗ giao nhận bằng tiền mặt, thẻ tín dụng hoặc các phương tiện thanh toán tương tự, hoặc thông qua cổng thanh toán điện tử tại trang web của chủ cung cấp hàng liên quan.
17. Phải làm thế nào trong trường hợp Đơn vị bán sỉ bán cho người kinh doanh cá thể nhỏ lẻ (người có Mã số đăng ký kinh danh) theo phương thức lập hóa đơn bán hàng? Doanh thu này cũng phải được báo cáo bằng phương pháp điện tử, khi mà chúng tôi đã ghi nhận doanh thu này trong phạm vị kế toán kép truyền thống?
TRẢ LỜI:
Đơn vị bán sỉ bán cho người kinh doanh cá thể nhỏ lẻ sẽ là đối tượng của Luật về lưu trữ doanh thu trong giai đoạn thứ hai, tức là từ ngày mùng một tháng thứ bảy sau khi ban hành Luật về lưu trữ doanh thu, khi có doanh thu dưới các hình thức theo như Luật định nghĩa. Việc lập hồ sơ kế toán không có bất kỳ mối liên quan nào với e-doanh thu (EET). Luật về lưu trữ doanh thu không liên quan đến kế toán của công ty và lưu trữ doanh thu sẽ không kết nối với kế toán.
18. Hóa đơn bán hàng phải có những dữ liệu như thế nào?
TRẢ LỜI:
Theo Điều § 20 người nộp thuế có nghĩa vụ đưa ra các thông tin như sau trên phiếu thanh toán:
- mã số xác định tài chính
- Mã số thuế của mình
- Ký kiệu cửa hàng nơi thực hiện doanh thu
- Ký hiệu thiết bị thu ngân thực hiện lưu trữ doanh thu
- số thứ tự biên lai
- ngày và thời gian nhận doanh thu hoặc lập biên lai, nếu biên lai đã được in trước đó,
- tổng doanh thu
- mã số bảo mật của người nộp thuế,
- dữ liệu xác đinh doanh thu được lưu trữ ở chế độ thông thường hay chế độ đơn giản.
Những dữ liệu về doanh thu lưu trữ in trên phiếu thanh toán cũng gồm có mã số thuế của người nộp thuế khi ủy thác việc lưu trữ doanh thu này cho người nộp thuế thực hiện lưu trữ doanh thu.
Khi người nộp thuế không có nghĩa vụ in trên phiếu thanh toán mã số xác định tài chính, thì người nộp thuế có nghĩa vụ in trên phiếu thanh toán mã số chữ ký của mình.19. Khi nào thì in hóa đơn bán hàng (in trước hoặc in ngược lại)?
TRẢ LỜI:
Theo Điều § 18 khoản 1 Luật về lưu trữ doanh thu thì người nộp thuế (người bán hàng) có nghĩa vụ chậm nhất trong thời điểm thực hiện doanh thu lưu trữ phải:
- gửi bằng bản tin dữ liệu những số liệu về doanh thu lưu trữ này cho Cơ quan quản lý thuế và
- lập hóa đơn bán hàng cho người thanh toán doanh thu lưu trữ.
Thời điểm thực hiện doanh thu lưu trữ theo Điều § 18 khoản 2 Luật về lưu trữ doanh thu thì được hiểu là thời điểm:
- thu nhận doanh thu lưu trữ, hoặc
- lập lệnh thực hiện doanh thu lưu trữ, nếu thời điểm này đã xảy ra trước.
Phiếu thanh toán có thể được lập và đi kèm với hàng hóa gởi lưu chuyển theo cách bán hàng và trả tiền khi giao nhận hàng hóa, tức là doanh thu được ghi nhận trước khi thanh toán. Nếu không xảy ra thanh khoản (khách hàng không nhận hàng), người nộp thuế sẽ thực hiện việc lưu trữ với giá trị doanh thu âm.
20. Có thể ghi tay phiếu bán hàng?
TRẢ LỜI:
Luật không quy định hình thức lập phiếu thanh toán, có thể lập bằng cách viết tay và cũng có thể gởi điện tử. Cần phải tuân thủ phạm vi quy định về những dữ liệu phải có trên phiếu thanh toán – xem phần trả lời câu hỏi 18.
21. Phải làm như thế nào để sửa sai trong hóa đơn bán hàng đã gửi đi?
TRẢ LỜI:
Trong trường hợp có sai sót, ví dụ trên máy tính tiền, có thể tiến hành hủy thanh toán và thông tin về việc hủy sẽ được gửi vào hệ thống của Cơ quan quản lý thuế bằng phương pháp giống như khi gửi thông tin về doanh thu lưu trữ, nhưng chỉ khác ở phần số liệu mang dấu âm để trừ đi. Về kế toán, hệ thống e-doanh thu (EET) sẽ không kết nối song song với kế toán. Khi khách hàng trả lại hàng, thủ tục sẽ được tiến hành tương tự như khi tiến hành hủy thanh toán trong chế độ e-doanh thu (EET).
22. MỨC DOANH THU có phải là yếu tố quyết định nghĩa vụ áp dụng lưu trữ điện tử?
TRẢ LỜI:
Trong phiên bản gốc của dự luật trước khi đọc lần thứ ba có xác định ranh giới mức doanh thu bán hàng đến 2.000.000 CZK liên quan đến khả năng loại trừ tạm thời trách nhiệm lưu trữ khi thực hiện đủ thêm hai tiêu chí khác. Cụ thể nêu trong Điều § 37, khoản 3 "doanh thu loại trừ tạm thời". Toàn bộ nội dung quy định trong Điều này đã được loại bỏ khỏi Luật, số lượng doanh thu trong EET không phải là quyết định.
23. Tôi có nhà hàng và cửa hàng, đối với tôi việc áp dụng EET sẽ tiến hành cho cả hai hoạt động cùng một lúc hay từng bước?
TRẢ LỜI:
Doanh thu từ nhà hàng, bạn có nghĩa vụ lưu trữ trong giai đoạn đầu tiên khi thực hiện Luật, tức là xác xuất từ 1. 11. 2016. Doanh thu từ bán lẻ, bạn sẽ có nghĩa vụ lưu trữ trong giai đoạn thứ hai (xác xuất từ 1. 2. 2017). Nếu việc bạn áp dụng hệ thống lưu trữ doanh thu từ cả hai hoạt động cùng một lúc, khi xét về mặt kinh tế, có lợi hơn cho công ty, bạn có thể bắt đầu lưu trữ doanh thu bán lẻ đồng thời với doanh thu nhà hàng.
24. Khi nào sẽ có sẵn những thông tin về giải pháp kỹ thuật EET cần thiết để phát triển phần mềm?
TRẢ LỜI:
Theo thông tin từ Bộ Tài chính, sẽ có sẵn thông tin về giải pháp kỹ thuật EET bảy tháng trước khi bắt đầu áp dụng lưu trữ doanh thu, trong tháng tiếp theo sẽ có môi trường thử nghiệm (nhưng không đầy đủ chức năng), tức là khả năng nhận dữ liệu biên lai. Bốn tháng trước khi bắt đầu áp dụng luật ở giai đoạn thứ nhất, sẽ được kiểm tra các chức năng của toàn bộ hệ thống, và một tháng sau đó sẽ được phép tiến hành đăng ký (chứng thực) cho EET. Một tháng trước khi bắt đầu hệ thống EET công chúng sẽ có thể kiểm tra thử hệ thống (các doanh nghiệp tự nguyện gửi biên lai doanh thu lên Cơ quan quản lý thuế).
25. EET sẽ áp dụng cho các Tổ hợp tác, hiệp hội, thí dụ như lính cứu hỏa, các đơn vị thể dục thể thao, thợ săn vv?
TRẢ LỜI:
Theo § 12 điểm h) doanh thu từ hoạt động kinh doanh phụ nhỏ của những người nộp thuế công ích (tức là các tổ hợp tác, hiệp hội, lính cứu hỏa, các tổ chức thể dục thể thao, vv) được loại trừ khỏi nghĩa vụ lưu trữ doanh thu. Điều tương tự cũng áp dụng đối với các tổ hợp tác tình nguyện viên cứu hỏa, được các thành phố thành lập và các khoản doanh thu của họ được loại khỏi EET (§ 12 khoản 1 Điểm b) và c)).
26. DỊCH VỤ NHÀ Ở TƯ NHÂN cũng phải lưu trữ doanh thu?
TRẢ LỜI:
Ở đây cần thiết phải phân biệt hai loại mô hình cơ bản:
1. Thu nhập từ tiền thuê nhà chịu thuế theo § 9 của Luật thuế thu nhập, trong trường hợp này, doanh thu này không phải lưu trữ.
2. Thu nhập từ việc cho thuê hoặc từ việc cung cấp chỗ ở khi người nộp thuế có được trên cơ sở giấy phép kinh doanh, trong trường hợp này có hai khả năng:
- Trong trường hợp cung cấp chỗ ở ngắn hạn trong một vài ngày hoặc một vài tuần, doanh thu thuộc EET (CZ NACE 55.20 Chỗ ở ngắn hạn nghỉ dưỡng và khác - bao gồm cả chỗ ở trong những căn hộ và bungalow cho khách).
- Trong trường hợp thuê dài hạn (CZ NACE 68.20.1.: "Cung cấp nhà ở gia đình và căn hộ không nội thất hoặc kèm nội thất hoặc căn hộ để sử dụng tương đối lâu dài, thường là một tháng hay một năm") doanh thu không phải lưu trữ, NACE 68.20.1 tạm thời không thuộc chế độ áp dụng luật.